A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nguyên Nhân Viêm Gan B

 Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người bệnh khi bị viêm gan B, khi đến bệnh viện để khám thì hầu như không biết mình mắc bệnh viêm gan B do đâu, đây là một điều hết sức nguy hiểm không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả người than của họ.

Viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm chủ yếu theo đường máu và tình dục. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới.

 

Theo các bác sĩ Chuyên khoa gan, viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người bệnh khi bị viêm gan B, khi đến bệnh viện để khám thì hầu như không biết mình mắc bệnh viêm gan B do đâu, đây là một điều hết sức nguy hiểm không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả người than của họ.

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B là do virus viêm gan B tấn công ở người có sức đề kháng kém dễ rồi lây truyền qua người  lành tính thông qua bốn con đường sau:

 

viem-gan-b

 

Virut viem gan B

1.Lây truyền từ mẹ sang con.

 

Virus viêm gan B có thể dễ dàng lây nhiễm qua con đường mẹ sang cho con ở những người mẹ nhiễm bệnh viêm gan B. Nhau thai, quá trình sinh nở có thể là những con đường để virus viêm gan B tấn công sang trẻ nhỏ khi mới lọt lòng, viêm gan B có thể tấn công thai nhi mạnh nhất là ở ba tháng cuối của thai kì. Người mẹ viêm gan B có hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi ở bất cứ tình trạng bệnh nào không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ.

 

2. Lây truyền qua đường tình dục.

 

Tình dục là con đường lây nhiễm bệnh nhiều nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B hiện nay, điều này có thể xảy ra ở những cặp vợ chồng có chồng hoặc vợ nhiễm bệnh hoặc ở những người bệnh có nhiều bạn tình. Quan hệ tình dục có thể lây nhiễm bệnh vì virus viêm gan B có ở tinh dịch, tinh trùng của người bệnh thông qua các vết xước niệu đạo là con đường lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Tất cả các quan hệ tình dục không được bảo vệ như: quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục truyền thống, quan hệ tình dục qua hậu môn, các dụng cụ đồ chơi tình dục đều có thể khiến bệnh lây nhiễm sang cho người bệnh lành tính khác.

 

 

3. Lây truyền qua bơm kim tiêm, dụng cụ xăm mình.

 

Dụng cụ xăm mình nếu như được sử dụng từ người này sang người khác và không được thanh trùng kĩ lưỡng thì bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm sang cho người bệnh lành tính khác. Bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ xăm mình của người bệnh khi chưa được thanh trùng hoàn toàn hoặc thanh trùng không được đảm bảo thì vẫn có thể chứa một lượng lớn virus viêm gan B và lây nhiễm sang cho người bệnh lành tính khác.

 

4. Lây truyền vô tình qua các vết đâm, chọc.

 

Người bệnh không nhiễm bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bệnh khi vô tình bị các vật dụng sắc nhọn đâm chọc ở da khiến da bị trầy xước từ đó có thể khiến cho virus viêm gan B dễ dàng tấn công người bệnh. Nguy cơ có thể gặp phải nhiều nhất ở những người làm trong ngành y tế khi thực hiện các thủ thuật có thể dễ khiến lây nhiễm bệnh viêm gan B.

 

Trên đây là những kiến thức lây nhiễm bệnh viêm gan B mà các bác sĩ chuyên khoa gan cung cấp cho người bệnh. Viêm gan B hiện nay đã có vaccine phòng bệnh và đây là cách có thể đạt hiệu quả phòng bệnh lên đến 90% cho người bệnh lành tính. Viêm gan B là bệnh nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

 

 

Chỉ số HbsAg của virus viêm gan B nói lên điều gì?

 

1. CHỈ SỐ HBsAg LÀ GÌ?

HbsAg viết tắt từ tiếng Anh là “Hepatitis B surface antigen”, là một chất có ở bề mặt virus.

 

 2. Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ HBsAg

 

Chỉ số HbsAg cho bạn biết mình đã bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Có HbsAg trong máu (gọi là HbsAg dương tính) nghĩa là có sự hiện diện của HBV trong máu, đồng nghĩa với cơ thể bị nhiễm HBV. HbsAg xuất hiện trong máu từ 1-8 tuần sau khi cơ thể tiếp xúc với HBV.

Virus Viêm gan B(HBV) là một virus nhỏ, có vỏ bọc, bên trong chứa chuỗi đôi ADN. Chẩn đoán nhiễm HBV và xác định tình trạng HBV diễn tiến trong cơ thể thường phải thực hiện từ các xét nghiệm máu, còn triệu chứng của người bệnh thường chỉ có tính gợi ý, nghi ngờ. Khi xét nghiệm máu thấy chỉ số HbsAg dương tính thì chứng tỏ bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B.

Khi một người mới nhiễm HBV sẽ có sự đấu tranh giữa hệ miễn dịch của cơ thể với virus. Nếu hệ miễn dịch chiến thắng, người đó khỏi bệnh và HbsAg biến mất sau 4-6 tháng. Nếu hệ miễn dịch cơ thể không lấn át hoàn toàn được virus, cuộc chiến sẽ dây dưa dai dẳng, HbsAg tiếp tục được phát hiện sau sáu tháng và tình trạng này được gọi là nhiễm HBV mạn tính.

Nếu kết quả xét nghiệm là HBsAg (+) có nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B. Kháng nguyên này sẽ tăng nhanh trong vòng 10 tuần lễ đầu sau khi nhiễm bệnh, trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì HbsAg sẽ từ từ giảm dần và biến mất hoàn toàn trong khoảng 4-6 tháng sau đó, cơ thể hoàn toàn khỏi bệnh và có miễn nhiễm suốt đời với viêm gan B mà không cần phải chích ngừa. Nếu chất HbsAg không mất đi mà tiếp tục hiện diện trên 6 tháng thì đó là trường hợp người lành mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính. Chỉ có khoảng 10-15% số người có HBsAg (+) rơi vào trường hợp mang mầm bệnh mạn tính mà thôi, còn đa phần viêm gan B tự khỏi mà không cần điều trị gì đáng kể. Trong số những người mang mầm bệnh viêm gan B mạn tính cũng chỉ có một số ít chuyển thành viêm gan mạn, xơ gan hay K gan, do vậy cũng không nên quá lo lắng.

 

3. CHỈ SỐ HBsAg KHÔNG ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC SỰ LÂY LAN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIRUS HBV

Mặc dù trước đây người ta cho rằng HbsAg chuyển đổi âm tính là dấu hiệu tốt, nhưng vẫn có các nghiên cứu cho thấy xơ gan vẫn xuất hiện, thậm chí vẫn tiến triển đến ung thư gan cho dù HbsAg đã âm tính. Và hơn nữa, cho dù HbsAg đã biến mất, ADN của virus vẫn có thể còn có mặt ở những người này. Điều này có thể do HBsAg vẫn còn, nhưng ở mức độ dưới khả năng phát hiện của kỹ thuật xét nghiệm, hoặc gen quy định cho chất bề mặt HBV bị đột biến hoặc bị mất…

 

 

Hình ảnh virus HBV

 

 

HBsAg chỉ có thể cho ta thấy được cơ thể có bị nhiễm virus hay không chứ không thể đánh giá chính xác được tình trạng hoạt động của virus thế nào, có lây lan và hoạt động mạnh không. Muốn biết được chính xác tình trạng bệnh của mình thế nào thì người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm như kiểm tra định lượng 5 hạng mục bệnh viêm gan B, kiểm tra HBV-DNA, chức năng gan… để đánh giá tình trạng hoạt động của virus cũng như khả năng tổn thương gan của mình thế nào.

 

Để nắm rõ được tình trạng bệnh của mình cũng như theo dõi diễn tiến của bệnh, chúng ta nên kiểm tra tình trạng gan và làm các xét nghiệm của HBV mỗi năm 1-2 lần, tái khám định kỳ để xem có cần dùng thuốc để điều trị hay không, tránh để bệnh nặng mà có thể gây ra các biến chứng xấu.

 

Tổng hợp

Ảnh : internet


Nguồn:globalpeacelife.com.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • Chia sẻ
Tin liên quan