A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chữa lở miệng bằng cây bỏ Mẩy

Cây bọ mẩy còn gọi là cây đại thanh, đắng cáy, thanh thảo tâm, lộ biên thanh, họ Cỏ roi ngựa. Cây mọc ở nhiều địa phương trong nước ta.

Cây bọ mẩy còn gọi là cây đại thanh, đắng cáy, thanh thảo tâm, lộ biên thanh, họ Cỏ roi ngựa. Cây mọc ở nhiều địa phương trong nước ta.

 

Là cây bụi hay cây nhỏ cao khoảng 1-1,5m có các cành màu xanh, lúc đầu phủ lông, về sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục hay hình trứng thuôn, đầu nhọn, thường có mũi, gốc tròn và hơi nhọn: phiến lá thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng ít khi đỏ, hợp thành ngù, hoa ở đầu các cành phía ngọn cây: nhị thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng. Quả hạnh hình trứng tròn, có đài. Mùa hoa ra vào tháng 6,8.

 

Cây Bọ mẩy

 

Bộ phận dùng: Lá, rễ tươi hoặc khô. Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam.

 

Bài thuốc Đông y:

 

-    Chữa lở miệng: Lá Bọ mẩy một nắm, rửa sạch, giã nát, cho vào cốc, đổ ngập mật ong, ngâm 30 phút, dùng để ngậm dần, mỗi lần ngậm khoảng 5-10 phút, có thể nuốt nước, sau đó nhỏ bỏ bã.

-    Chữa sốt, sốt phát ban, quai bị, sốt xuất huyết: Bọ mẩy, Kim ngân, Thạch cao, Huyền sâm mỗi vị 20g. Sắc uống.

-    Phụ nữ rong huyết: Ngó sen sấy khô, giã nát rồi trộn với rễ Bọ mẩy nấu nước uống với rượu, mỗi lần 1 muỗng canh.

-    Chữa rôm sảy, ghẻ lở lâu ngày không khỏi, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt: Bọ mẩy 20g, Cỏ mực (sao đen) 20g, Buồng cau điếc 16g, Gừng 12g, Rễ cỏ tranh 12g, Gỗ mun (sao đen) 8g, Huyết dụ 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

 

-    Chữa lỵ trực tràng: Rễ Bọ mẩy, rễ Phèn đen mỗi vị 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng

 

Lưu ý : Đây là bài thuốc sưu tập, chỉ mang tính chất tham khảo

Không được tự ý sử dụng, khi không có chỉ định của bác sĩ

 

Sưu Tập

Peacelife VN

Ảnh : internet

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • Chia sẻ
Tin liên quan