A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đinh lăng : Cây thuốc quý trong gia đình

Cây đinh lăng được chia làm 2 loại là :Đinh lăng lá tròn và đinh lăng lá xẻ

      Cây đinh lăng có 2 loại đó là đinh lăng lá tròn và đinh lăng lá xẻ

 

Đinh lăng lá tròn : Về hình dáng lá, có thể phân Đinh lăng ra làm 2 loại: Đinh lăng lá tròn và Đinh lăng lá xẻ. Chỉ có loại Đinh lăng lá xẻ được dùng làm thuốc. Ngay trong Đinh lăng lá xẻ cũng có nhiều loại lá xẻ to và lá xẻ nhỏ. Chỉ có lá xẻ nhỏ được dùng làm thuốc.

 

- Lá dùng làm thuốc ở cây Đinh lăng từ 3 năm tuổi trở lên. Người ta dùng cả lá phơi hay sấy khô, với liều 4-12g trong một ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, hoặc viên hoàn. Việc nghiên cứu Đinh lăng làm thuốc bổ xuất phát từ một số dược sĩ trong quân đội thấy rằng; Panax ginseng- Nhân sâm là một thứ thuốc bổ đầu vị trong Đông y nhưng nước ta hoàn toàn phải nhập, giá rất đắt. Nhiều nước đã thành công trong hướng tìm những cây thuốc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) để thay thế vị Nhân sâm đắt hiếm. Liên Xô (cũ) đã phát hiện ra loài Ngũ gia bì Acanthopanax senticosus, có tác dụng bổ như Nhân sâm, đã chế thành thuốc xuất đi nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, ta vẫn thường gọi thuốc này là “Sâm Liên Xô”, đúng ra phải gọi là Ngũ gia bì Liên Xô.

 

cay-dinh-lang

 

Cây đinh lăng được trồng rất phổ biến ở Việt Nam

 

 

- Nếu so với Ngũ gia bì Liên Xô thì Đinh lăng gần Nhân sâm (Panax ginseng) hơn, vì Đinh lăng trước đây dược giới thiệu với tên khoa học Panax fruticosum hay Nothopanax fruticosum, nghĩa là thuộc cùng chi Panax của Nhân sâm. Mặc dù hiện nay tên khoa học của Đinh lăng đãđược thống nhất là Polyscias fruticosa, nhưng những thí nghiệm dược lý tiến hành trên súc vật thí nghiệm và trên người trong mấy chục năm gần đây lại cho biết tác dụng của Đinh lăng rất gần và giống với tác dụng của Nhân sâm. Năm 1979, chúng ta có gửi sang Liên Xô 2 kg bột Đinh lăng để nhờ các nhà khoa học thuộc Viện Y Sinh Học thuộc Bộ Y tế Liên Xô xác định. Những kết luận và thông báo của Liên xô về Đinh lăng rất thống nhất với kết quả nghiên cứu của chúng ta. Cụ thể:

Tác dụng bổ chung, làm cho người suy yếu chóng hồi phục, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân.

 

Củ cây đinh lăng được dùng để ngâm rượu rất tốt

 

Tăng lực, tăng khả năng lao động, chống mệt mỏi, chóng hồi phục sau lao động nặng nhọc.

 

- Làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể đối với nhiệt độ nóng, rối loạn tiền đình, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, trạng thái stress.

Đinh lăng gây hoạt hóa nhẹ và đồng bộ ở các tế bào thần kinh, tăng biên độ điện thế vỏ não, tăng khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh, tăng trí nhớ.

Đinh lăng rất ít độc, độc tính ít hơn thuộc độc tính của Nhân sâm tới hai lần, không gây mất ngủ, không làm tăng huyết áp, nhất thời còn làm hạ huyết áp.Năm 1979, thuốc có Đinh lăng đã được đưa vào Chương trình nghiên cứu y sinh vũ trụ.

 

Lưu ý : Đây là bài thuốc sưu tầm, chỉ mang tính chất tham khảo

 

 

Theo : Caythuocquy

Ảnh : internet


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • Chia sẻ
Tin liên quan