A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

5 nguyên nhân gây suy yếu xương mà bạn cần biết

Xương của bạn được xây dựng để ổn định suốt đời, nhưng hoocmon, thuốc và các rủi ro khác có thể đe dọa sức khỏe xương. Sau đây là những nguyên nhân gây suy yếu xương mà bạn cần biết.

     Xương của bạn được xây dựng để ổn định suốt đời, nhưng hormone, thuốc và các rủi ro khác có thể đe dọa sức khỏe của xương.

 

Xương được tạo thành từ các khoáng chất như canxi và phốt pho, protein (collagen và các tế bào sống). Mặc dù xương chỉ phát triển đến một thời điểm nào đó nhưng không có nghĩa là sau đó bạn không cần quan tâm đến sức khỏe của xương nữa. Thực tế, xương cũ liên tục bị phá vỡ và được thay thế bằng xương mới. Bởi vậy, những gì bạn ăn uống và thậm chí cả các loại thuốc bạn dùng đều có thể ảnh hưởng đến sức mạnh và khả năng phục hồi xương.

 

 

 

1. Estrogen là "chìa khóa" để giữ mật độ xương ổn định

 

Phụ nữ bị loãng xương hơn nam giới và sau khi mãn kinh, nguy cơ này càng tăng lên bởi mức độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm xuống. Theo Tổ chức Loãng xương Mỹ, ở giai đoạn này, mật độ xương của một người phụ nữ có thể giảm tới 20% trong khoảng 5 năm. Estrogen giúp duy trì các tế bào xương. Khi phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc không sản xuất đủ estrogen, kết quả họ có thể bị mất xương. Khi tới độ tuổi khoảng 65, người đàn ông cũng bị mất một khối lượng xương nhất định và cũng có nguy cơ bị loãng xương.

 

 

Phụ nữ bị loãng xương sớm hơn sơ với nam giới

 

 

2. Chỉ bổ sung canxi không đủ giúp cho xương chắc khỏe

 

Khi trưởng thành, lượng canxi bạn cần khoảng 1.000 mg/ngày để giữ cho xương của bạn trong hình dạng tốt và khỏe mạnh. Ở độ tuổi 51-70 thì lượng canxi cần là 1.200 mg/ngày. Nhưng chỉ bổ sung canxi thì không đủ. Hàng ngày, bạn cần bổ sung thêm photpho, magiê, protein (collagen và các tế bào sống) và vitamin D để tăng sức mạnh của xương.

Vitamin D làm tăng khả năng hấp thu canxi tới 50%. Bạn sẽ cần 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày khi trưởng thành. Nếu bạn trên 70 tuổi, bạn sẽ cần nhiều hơn - 800 IU mỗi ngày. Cơ thể bạn có thể tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Hoặc bạn có thể bổ sung vitamin D từ các loại thực phẩm như cá, gan và sữa... 

 

 

3. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh rất quan trọng cho sức khỏe của xương

 

Theo Trung tâm nghiên cứu loãng xương của Viện Sức khỏe Mỹ ( National Institute of Health) thì các bệnh ở đường tiêu hóa như bệnh viêm đường ruột, không dung nạp lactose, chán ăn tâm thần... có thể làm tăng nguy cơ bị yếu xương. Nếu bạn có dấu hiệu thường xuyên đi tiêu phân lỏng thì điều này có thể có nghĩa là bạn không hấp thụ các vitamin và khoáng chất cần cho xương. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám để được điều trị kịp thời.

 

 

4. Tế bào máu được thực hiện trong tủy xương

 

Các tế bào máu đỏ không sống lâu trong máu của bạn vì vậy chúng cần phải được thay thế liên tục bởi các tế bào mới. Các tế bào máu mới có nguồn gốc từ tủy xương của bạn. Khu vực ở trung tâm của xương sản sinh tế bào máu đỏ là một mô xốp. Các tế bào máu trưởng thành mỗi ngày để cung cấp với oxy và năng lượng bạn cần. Muốn khỏe mạnh, không bị thiếu máu, bạn càng cần lưu ý sức khỏe của xương.

 

 

Cấu tạo tủy xương

 

 

5. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể làm suy yếu xương

 

Bệnh loãng xương có thể phát triển nếu bạn sử dụng một lượng lớn thuốc kháng acid có chứa nhôm. Các loại thuốc này có thể làm cạn kiệt nguồn canxi dự trữ trong cơ thể bạn. Theo Tổ chức Loãng xương quốc gia Mỹ, ngay cả những loại thuốc thường được sử dụng điều trị chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn đến mất xương vì các loại thuốc này thường có tác dụng kháng axit. 

 

 

Ảnh: Internet


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • Chia sẻ
Tin liên quan