A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thoái hóa khớp bàn tay đeo bám người cao tuổi

Khi tuổi càng cao nguy cơ mắc thường gặp các bệnh xương khớp cũng tăng theo, đặc biệt phải kể đến là bệnh thoái hóa khớp bàn tay. mang lại cảm giac đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy hôm nay, Peacelife chia sẻ cách phân biệt cũng như cách phòng tránh để thoái hóa khớp bàn tay là chuyện nhỏ. 

Khi tuổi càng cao nguy cơ mắc thường gặp các bệnh xương khớp cũng tăng theo, đặc biệt phải kể đến là bệnh thoái hóa khớp bàn tay. mang lại cảm giac đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy hôm nay, Peacelife chia sẻ cách phân biệt cũng như cách phòng tránh để thoái hóa khớp bàn tay là chuyện nhỏ. 

 

Đối tượng và nguyên nhân hình thành thoái hóa khớp bàn tay?

 

Thoái hóa khớp bàn tay hỏi thăm người cao tuổi

 

Đầu tiên, thoái hóa khớp phổ biến ở người cao tuổi. Tuổi trung bình mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay là từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay từ độ tuổi 55 đã bắt đầu có những dấu hiệu của thoái hóa khớp bàn tay. Tỷ lệ bệnh tỷ lệ thuận theo tuổi, nguy cơ cao ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm từ 70 - 79 tuổi.

 

Tuổi càng cao, lượng máu cung cấp nuôi dưỡng các vùng khớp bị giảm sút, theo thới gian sự lão hoá sụn càng rõ, các sụn kém chịu đựng, dễ bị các yếu tố tác động có hại lên khớp. Ngoài ra, đa phần người già vẫn duy trì làm việc để kiếm sống, hay các công việc trong gia đình như giặt giũ, bế cháu, các công việc nội trợ khác. Họ chủ yếu lao động chân tay, đó cũng là cơ hội, điều kiện cho bệnh phát triển.

 

Bệnh cũng thường gặp ở nữ giới, nguy cơ mắc cao gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân chính có thể là do sự thay đổi hormon như estrogen dẫn đến sự thay đổi tế bào sụn khớp.

 

Những người mắc bệnh béo phì cũng dễ bị thoái hóa khớp bàn tay. Con số đó là 1/3 bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay đang trong tình trạng béo phì. Thoái hóa khớp bàn tay sẽ thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, viêm khớp dạng thấp, gãy xương khớp, hoại tử xương, gút mạn tính, đái tháo đường...

 

Cách nhận biết

 

Mang vác nặng trong thời gian dài nguy cơ mắc thoái hóa khớp bàn tay rất cao

 

Trong hai bàn tay thì bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng tay phải hơn trong cuộc sống, cũng như trong lao động và sinh hoạt. Trong số bàn tay thì các ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất do các ngón này là chủ lực nhất của bàn tay khi mang, vác, cầm, nắm hay xách đồ vật.

 

Người bệnh thường đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả 2 bên, đau kiểu cơ học, nghĩa là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào ly và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào mỗi buổi sáng, khi thức dậy, người bệnh có cảm giác khớp bị cứng, khó cử động, thời gian kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó hoạt động trong sinh hoạt thường ngày hơn, phát ra tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.

 

Ở các giai đoạn muộn, có 1/3 số người bệnh có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự hình thành của các chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

 

Các xét nghiệm máu thường bình thường hoặc có thể sử dụng thêm chụp X-quang bàn tay để chẩn đoán thoái hóa bàn bàn tay. Đây là kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém nhất, được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ tổn thương của thoái hóa khớp trong nhiều năm nay. Có 4 dấu hiệu của thoái hó khớp bàn tay cơ bản là hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương, hốc xương.

 

Phòng tránh

 

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục hợp lý giảm nguy cơ mắc THK tay

 

Tránh lao động, mang vác nặng quá năng tạo áp lực lên bàn tay. Không nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên tục, quá dài. Luôn bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Tập dụng thể dục thể thao hợp lý. Các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm, chia sẻ bớt gánh nặng của người cao tuổi. Tăng cường sử dụng máy móc hỗ trợ cho lao động. Việc phát hiện sớm thoái hóa khớp bàn tay là cần thiết vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm thiểu các hậu quả của bệnh. Khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp vào các buổi sáng, làm hạn chế vận động bàn tay, hãy nên đến khám chuyên khoa xương khớp sớm nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương Khớp: Hyluflex 

 

 

 

Hyluflex có thành phần chính: Hydrolyzed Collagen Type II, Hyaluronic acid, Glucosamine HCL, Chondroitin sulfate, MSM, Vitamin B1 (Thiamine Mononitrate), Pyridoxine HCL, Vitamin D3, Boswellia Serrata, Chinese Skullcap, Bromelain, Black Catechu, Turmeric Extract, Chiết xuất rễ gừng (Ginger Root Extract), Tiêu đen (Bioperine).

Công dụng: 

 

- Hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn, tăng tiết dịch nhờn cho khớp,
- Hỗ trợ sự hoạt động linh hoạt của các khớp xương, giảm thoái hóa khớp.
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, viêm sưng khớp.
 
Đối tượng sử dụng: Dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi), người vận động nặng nhọc, người bị loãng xương, thoái hóa xương khớp, chấn thương xương khớp, viêm khớp.
 

Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam.
Địa chỉ: 262A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0943.968.958/ 046.654.7733


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • Chia sẻ
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật